Tân Hiệp Phát và truyền thông mạng xã hội

Leave a Comment
Một tập đoàn lớn, nhiều năm liền được công nhận là thương hiệu quốc gia mà quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông không thể nào tệ hơn được.

Thực ra mình không quan tâm đến việc sản phẩm lỗi như là có ruồi, hay có dị vật hay là sản phẩm bị lên mốc hay tương tự, bởi lẽ ngay từ đầu mình đã thấy cái seal ở nắp chai là không đủ để đảm bảo an toàn cho nước bên trong không bị tác động khi ra khỏi nhà máy sản xuất hay các sản phẩm liên quan đến thực phẩm bao giờ cũng đi liền với quy trình bảo quản ở môi trường mát, tránh ánh nắng trực tiếp nhưng hiện nay thì không cần nói cũng biết được các quán xá chả có nơi nào bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nên em khẳng định với mọi người luôn là bất kỳ hãng sản xuất nào cũng bỏ dư lượng thuốc bảo quản thực phẩm cao hơn mức cho phép trên cái xứ sở thiên đường này, nếu không thì sản phẩm "bị lỗi" theo quan điểm của người tiêu dùng không thể đếm nổi bằng dãy số tự niên N. 

Cái đáng quan tâm ở đây là cái cách mà Tân Hiệp Pháp đã xử lý vụ việc quá tệ, dường như họ không biết sức mạnh truyền thông bây giờ không còn nằm độc quyền ở các tờ báo "lề phải" do nhà nước quản lý nữa rồi, mặt khác đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm của THP lại chủ yếu là giới trẻ thì thông tin tiếp cận chủ yếu là mạng xã hội, diễn đàn mạng chứ chả mấy khi truy cập vào mấy tờ báo làm gì !?

 Cái thứ hai là khả năng nhận biết việc công ty đang bị khủng hoảng truyền thông quá chậm và giải quyết thì quá ngu, phải nói là họ phản ứng quá chậm khi để sự việc bị đẩy lên cao, hàng loạt hành động tẩy chay diễn ra thì mới bắt đầu vào cuộc. Và lúc vào cuộc rồi thì dùng kế "gậy ông đập lưng ông" sử dụng cái chính cái cách mà "người ta" đã sử dụng để "đập" THP nhằm cứu vãn lại hình ảnh trước công chúng.... Thất bại thảm hại.

Liên tục đổ lỗi cho người tiêu dùng bị người khác định hướng, dắt mũi, cho rằng mình trong sạch, bị cạnh tranh không lành mạnh mà đếu đưa ra được cái quái gì để chứng minh ngoài mấy bài báo, và mắc hầu hết lỗi nghiêm trọng khi xử lý khủng hoảng: 
1. Quanh co, chối trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm. 
2. Cư xử trên tiền. 
3. Nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế. 
4. Phát ngôn hành động không nhất quán. 
5. Xóa bài (các motor tìm kiếm tự động hoạt động liên tục và xóa bài chứng tỏ doanh nghiệp đang có điều giấu diếm, điều này càng kích thích nhà báo và đối thủ đào sâu, nghiên cứu) 

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều xem nhẹ vấn đề hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong lòng công chúng và thiếu đầu tư cho việc xử lý khủng hoảng truyền thông, tâm lý của các ông chủ cho rằng chỉ cần đựa vào các mối quan hệ rộng (càng quan hệ càng rộng pacman emoticon ) thì mọi việc có thể giải quyết em xuôi như việc thanh tra 01 ngày là xong!?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đọc khi trình bày quan điểm của mình về các vấn đề được nêu trong bài viết vui lòng chú ý những quy định sau:
1/ Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
2/ Không dùng những lời lẽ quá khích,trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3/ Gõ tiếng Việt có dấu.
4/ Nhận xét vi phạm sẽ bị xoá.
5/ Khuyến khích các bạn dùng địa chỉ e-mail cá nhân khi đăng nhận xét vào bài viết.
Thân ái!