Trước hết, tôi nhận mình là người đã đang và có thể sẽ ăn thịt chó. Và tiếp theo là một vài quan điểm cá nhân của tôi liên quan tới mâu thuẫn của hai luồng qua điểm “ủng hộ ăn thịt chó” và “phản đối ăn thịt chó”.
Cần phải làm rõ, tại sao lại có mâu
thuẫn giữa hai luồng quan điểm này? Theo tôi là xuất phát từ cách các bạn phản
đối hay ủng hộ việc ăn thịt chó, từ chổ tranh luận đến chửi bới đến đe dọa xúc
phạm nhau, tất nhiên là qua bàn phím thôi!
Tôi luôn tôn trọng những người yêu
chó và “phản đối hành vi ăn thịt chó” vì tình yêu đối với loài chó nói riêng và
tự nhiên nói chung là tình cảm đáng trân trọng cần phải được đề cao. Nếu không
loại tình cảm đó thì tự nhiên bị hủy hoại từ lâu rồi chứ không còn “tàn phế”
như hôm nay nữa.
Tuy nhiên, từ tình yêu các bạn phát
triển lên thành một dạng như “tín ngưỡng” và vô cùng phẩn nộ khi ai đó đang xâm
phạm đến “tín ngưỡng” của bạn, chính vì vậy các bạn đã có những bài viết, những
tranh luận không còn nằm trong phạm vi “hòa bình” nữa. Tôi xin liệt kê một vài
dạng “ngụy biện” (có
thể đọc thêm tại đây) mà các bạn thường sử dụng để bài xích (tôi không biết
dùng từ này có quá so với thực tế hay không nhưng tạm thời dùng thế) những người
ăn thịt chó:
1. Tác động vào cảm xúc: Thường gặp nhất là việc các bạn lý giải rằng “chó là một loài động vật trung thành nhất với
con người, bảo vệ con người, giúp con người săn bắt và tồn tại trong thời kỳ sơ
khai. Tới thời kỳ hiện đại thì bên cạnh những vai trò vốn có, loài chó còn là một
người bạn luôn bên cạnh con người, không phải vô cớ mà có rất nhiều trường hợp
người chủ qua đời để lại toàn bộ tài sản cho con chó chứ không phải ai hay tổ
chức nào. Vậy tại sao có người lại có thể ăn thịt một con chó được chứ?”.
Các bạn đang cố lôi kéo người khác vào mạch cảm xúc của bạn và cảm xúc này của
bạn được hình thành dựa trên những gì mà bạn cảm nhận được, tôi tự hỏi bạn đã
bao giờ bị chó cắn chưa?
2. Suy luận ngược: Vì có nhu cầu ăn thịt chó nên dẫn đến hành vi bắt trộm chó chính vì vậy
nếu không ai ăn thịt chó thì không có trộm chó. Nhìn qua có vẻ rất đúng, nhưng
không. Ví dụ nhé, ông bà vẫn thường nói “bần cùng sinh đạo tặc” nếu suy luận
ngược thì ta hiểu rằng “đạo tặc” sinh ra từ “bần cùng” nghĩa là ai nghèo đều là
kẻ ăn trộm!? Bạn biết đấy, chó ngoài việc bị bắt trộm để bán cho các quán nhậu
thì chó còn bị trộm để đòi tiền chuộc, để bán làm chó cảnh... Các bạn có thể
cho rằng trong tất cả các lý do dẫn đến hành vi bắt trộm chó thì lý do phục vụ
nhu cầu ăn thịt chó là lớn nhất là nhiều nhất.
Vâng, có thể bạn đúng nhưng nếu bạn
có thể làm một so sánh từ số liệu tổng hợp trên lãnh thổ Việt Nam về các vụ ăn
trộm gà, ăn trộm bò và có thể nói đến trộm cắp xe máy!? Vì sao trộm cắp xe máy
lại được đem ra để so sánh, vì đi lại cũng là một nhu cầu và xe máy là phương
tiện để phục vụ cho nhu cầu đó cũng như ăn uống là một nhu cầu và thịt chó là một
thứ đáp ứng nhu cầu đó.
Và bạn thấy đấy, nếu như bạn có thể
suy luận như vậy thì tôi khẳng định với bạn chúng ta có thể dẹp hết mọi nhu cầu
được rồi, vì chúng ta có nhu cầu và nếu không thể tự mình đáp ứng được thì
chúng ta đi mua từ đó tạo ra cầu và dẫn đến cung, thế thôi.
3. Có uy thì đúng: Phương tây không ăn thịt chó: Cái này là phổ biến nhất, không chỉ với vấn
đề “ăn thịt chó” mà còn nhiều phương diện khác, có thể ví dụ một câu nói nổi tiếng
“các nước có IQ cao đều làm đường cao tốc”. Và xin thưa, đây cách ngụy biện mà
tôi rất ghét, cực kỳ ghét. Các bạn biết đấy, ăn uống là một nét văn hóa, mà văn
hóa được hình thành dựa trên lịch sử phát triển, và làm ơn so sánh lịch sự Việt
Nam với lịch sử phương tây xem chúng ta và họ giống nhau và khác nhau như nào?
Đồng ý, các nước Phương tây rất phát
triển và bỏ xa Việt Nam về cơ sở hạ tầng cũng như một số mảng thuộc kiến thức
thượng tầng, nhưng điều đó không có nghĩa mọi cái của Phương tây chúng ta đều bị
buộc phải theo như vậy. Tôi không nói việc ăn thịt chó là bản sắc riêng cần phải
gìn giữ, nhưng việc các bạn lập luận như vậy để phản đối hành vi ăn thịt chó là
không đúng. Vì tôi có thể lập luận rằng “phương Tây cho sở hữu súng, chúng ta
cũng nên như vậy?”, nói thiệt chứ ngay cái súng tự chế mà chúng ta còn quản
không nổi thì cho phép sở hữu súng quân dụng tôi không thể tưởng tượng nổi Việt
Nam sẽ như thế nào?
4. Trái với đạo đức xã hội. Cái này thì tôi có thể trao đổi với bạn như thế này:
Hành vi mua - bán thịt chó là một
giao dịch dân sự và bị điều chính bởi Bộ luật Dân sự, và theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 122 quy định “mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không.....trái đạo đức xã hội”, nhưng nhìn xem đã có cơ quan có thẩm quyền nào
cấm bán thịt chó không? Không. Như vậy, Nhà nước đã thừa nhận rằng “mua - bán
thịt chó là không trái với đạo đức của xã hội”
Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng,
hành vi ăn thịt chó:
- Không vi phạm pháp luật, không trái
đạo đức xã hội;
- Không ủng hộ việc ăn trộm chó dù vô
ý hay cố ý;
Cho nên việc các bạn vận động người
khác không ăn thịt chó thì nên chú ý đến biện pháp và từ ngữ sử dụng cho đúng,
nếu không sẽ bị phản ứng ngược. Và nên dừng lại ở mức độ tình yêu thương đừng
biến nó thành một thứ “tín ngưỡng”.
Bài viết chỉ là quan điểm cá nhân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Bạn đọc khi trình bày quan điểm của mình về các vấn đề được nêu trong bài viết vui lòng chú ý những quy định sau:
1/ Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
2/ Không dùng những lời lẽ quá khích,trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3/ Gõ tiếng Việt có dấu.
4/ Nhận xét vi phạm sẽ bị xoá.
5/ Khuyến khích các bạn dùng địa chỉ e-mail cá nhân khi đăng nhận xét vào bài viết.
Thân ái!