Quyền được chết - Nên hay không nên?

Leave a Comment
Hình minh họa. Nguồn: Báo Đất Việt

Liên quan đến việc ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - đề xuất nên đưa “Quyền được chết” vào Bộ luật Dân sự, tôi cũng muốn viết vài dòng về vấn đề này nhưng qua các bài báo phản biện của phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) – bài viết tạiđây - và các ý kiến của các Luật sư – bài viết tại đây – tôi cảm thấy mình không  còn ý gì nữa để trình bày. 

Bài viết này tôi sẽ trích đăng lại một đoạn trong cuốn sách “Phải trái – Đúng sai” dịch lại theo cuốn “Justice, what’s the right thing to do” của Giáo sư Michael Sandel. Đoạn trích là phần diễn giãi của Giáo sư về quan điểm của Immanuel Kant về về vấn đề tự tử và giết người:

Theo Kant: “Tôi cho rằng con người, và nói chung tất cả sinh vật có lý trí, tồn tại như một mục đích tự thân, không chỉ đơn thuần là phương tiện để ý chí này hay ý chí kia tùy tiện sử dụng”. Kant nhắc chúng ta, đây là sự khác biệt căn bản giữa người và vật. Người là sinh vật có lý trí. Người không chỉ có giá trị tương đối, người có một giá trị tuyệt đối, một giá trị nội tại. Đó là các sinh vật lý trí có phẩm giá.
 
Dòng lý luận này của Kant dẫn đến công thức thứ hai của mệnh lệnh tuyệt đối “Hành động theo cách luôn coi nhân loại, cho dù chính bạn hay người khác, như là mục đích, chứ đừng bao giờ chỉ là phương tiện để đạt mục đích”. Đây là công thức coi nhân loại như mục đích.
    ….
Bây giờ xem xét trường hợp tự tử. Điều thú vị cần ghi nhận là cả giết người và tự tử đều trái với mệnh lệnh tuyệt đối với cùng một lý do. Chúng ta thường nghĩ giết người và tự tử là các hành vi rất khác nhau về mặt đạo đức. Giết người là lấy đi sinh mạng của ai đó, trái ngược với ý chí củ người đó trong khi tự tử là sự lựa chọn của người muốn chết. Nhưng quan niệm của Kant – xem nhân loại như mục đích – coi giết người và tự tử là như nhau. Nếu giết người, tôi lấy đi mạng sống một ai đó vì lợi ích của chính tôi – cướp ngân hàng, cũng cố quyền lực chính trị củ tôi hoặc làm cho tôi hết tức giận. Tôi sử dụng những nạn nhân như phương tiện và không tôn trọng con người đó như mục đích. Đấy là lý do tại sao giết người vi phạm mệnh lệnh tuyệt đối.
 
Với Kant, tự tử vi phạm mệnh lệnh tuyệt đối hệt như giết người. Nếu tôi kết thúc cuộc sống của tôi để thoát khỏi những đau đớn, tôi sử dụng bản thân mình như phương tiện để giảm nỗi khổ của chính mình. Tuy Nhiên, như Kant nhắc nhở chúng ta, người không phải là đồ vật, “không phải thứ gì đó chỉ để được sử dụng như phương tiện”. Tôi không có quyền tước đoạt đi mạng sống của chính bản thân tôi hay của người khác. Đối với kant, tự tử và giết người là sai cùng một lý do. Cả hai đều xem người là đồ vật và không tôn trọng con người như mục đích tự thân.

Tự sát đưa ra một đặc tính của điều Kant nói là nghĩa vụ tôn trọng đồng loại của con người. Đối với Kant, tự trọng và tôn trọng người khác đến từ cùng một nguyên tắc. Chúng ta ai cũng có nghĩa vụ tôn trọng này, do con người có lý trí, là sinh vật mang nhân tính. Điều này không có quan hệ gì với việc người đó là ai!?
 
Có một sự khác biệt giữa tôn trọng và các dạng tình cảm khác của con người. Tình yêu, sự cảm thông, tình đoàn kết, và đồng là các tình cảm kéo chúng ta đến gần một số người hơn những người khác. Nhưng lý do chúng ta phải tôn trọng phẩm giá loài người không liên quan gì đến tất cả những tình cảm trên. Tôn trọng kiểu Kant không giống tình yêu, sự cảm thông, tình đoàn kết hay sự đồng cảm. Sự quan tâm tới người khác vì những tình cảm liên quan đến một con người cụ thể nào đó. Chúng ta yêu thương bạn đời và các thành viên trong gia đình mình. Chúng ta cảm thông với những người mình quan biết. Chúng ta đoàn kết với bạn bè và đồng chí của mình.
 
Nhưng tôn trọng kiểu Kant là tôn trọng nhân loại nói chung, vì khả năng lý trí giống hệt nhau bên trong tất cả con người. Điều này giải thích tại sao vi phạm với chính tôi cũng đáng bị phản đối như vi phạm với người khác. Nó cũng giải thích tại sao các nguyên tắc tôn trọng kiểu Kant thích hợp với các học thuyết vì con người. Với Kant, công lý đòi hỏi chúng ta bảo vệ quyền con người của tất cả mọi người, bất kể họ sống ở đâu hay mức động chúng ta quen beiets họ, đơn giản chỉ vì họ là con người, có lý trí, và vì thế đáng được tôn trọng.
 
(Trong tác phẩm của mình, Giáo sư Michael Sandel cũng giải thích rằng “Triết học của Kant khó hiểu, nhưng đừng vì thế mà sợ. Nỗ lực để hiểu thật đáng giá, vì điều thu được rất lớn” và quả thật đoạn trích trên tôi đã phải đọc hơn 10 lần nhưng quả thật không hiểu vì trình độ của bản thân quá thấp kém hay việc phiên dịch chưa sát dẫn đến có chút lệch nghĩa so với ban đầu mà đến tận bây giờ tôi vẫn chưa “thấm” được hết).

Về vấn đề nên hay không nên đưa “Quyền được chết” vào Bộ luật Dân sự thì tôi không thể hiện chính kiến ở bài viết này. Cái mà nhà làm luật cần nhìn nhận đó là cơ sở hạ tầng và nền tảng đạo đức của xã hội chúng ta đã đủ và cần thiết để đưa quyền trên vào luật hay chưa? Và nếu quyền được chết được đưa vào thì hướng dẫn thi hành sẽ như thế nào? Khi mà còn quá nhiều bất cập trong xã hội chưa giải quyết hết được.

Bất kỳ hiện tượng xã hội nào đều có tính hai mặt của nó, nên khi tác động vào thì điều cần là hạn chế “mặt xấu” và phát huy “mặt tốt” (tôi dùng dấu “…” vì ngay cả các tính từ này cũng có tính tương đối và nó phụ thuộc vào không gian, thời gian lúc được dùng). Để làm được điều này, nhà làm luật cần phải nắm chắc mục đích đưa vào là gì? Và làm sao để quy định đó không trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích của kẻ khác, nghĩa là mối quan hệ nhân quả ràng buộc giữa mục đích và áp dụng quy định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đọc khi trình bày quan điểm của mình về các vấn đề được nêu trong bài viết vui lòng chú ý những quy định sau:
1/ Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
2/ Không dùng những lời lẽ quá khích,trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3/ Gõ tiếng Việt có dấu.
4/ Nhận xét vi phạm sẽ bị xoá.
5/ Khuyến khích các bạn dùng địa chỉ e-mail cá nhân khi đăng nhận xét vào bài viết.
Thân ái!