Xét xử lưu động: Tiếp tục hay dừng lại (Phần 02)

Leave a Comment
             Một lập luận khác đề nghị hủy bỏ việc xét xử vụ án dưới hình thức phiên tòa lưu động, đó là "Có vụ án tới hàng nghìn người tham dự, trong đó có cả trẻ em. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của những em bé này khi lớn lên, nếu xét xử tại tòa án chỉ người đủ 18 tuổi mới được vào dự" - Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) - Trong bài báo "Quan điểm trái chiều về xét xử lưu động" - Vnexpress.net.

             Xét xử lưu động: Tiếp tục hay dừng lại? (Phần 01)

            Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết tôi muốn trao đổi qua một chút về độ tuổi được vào phòng xử án là 16 tuổi theo quy định tại điểm 3 Điều 3 Nội quy phiên tòa ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Công lý
           
            Trẻ em dưới 16 tuổi "dự phiên tòa", lỗi do ai?

            Ở đây, tôi muốn lưu ý một điều việc "dự phiên tòa" ở đây nghĩa là đứng gần hội trường xét xử nghe được nội dung của phiên tòa xét xử nhưng không đứng trong phạm vi của hội trường xét xử, vì dưới 16 tuổi thì không được tham dự phiên tòa.

            Việc cấm người dưới 16 tuổi tham dự phiên tòa chỉ có hiệu lực trong khuôn viên của hội trường xét xử nên việc người 16 tuổi gián tiếp tham dự phiên tòa là ngoài phạm vi quyền lực của lực lượng Công an hỗ trợ tư pháp, vì không có thẩm quyền yêu cầu người dưới 16 tuổi rời xa hội trường xét xử đủ để không nghe thấy các diễn biến của phiên tòa.

            "Vậy tại sao cơ quan tiến hành tố tụng không điều chỉnh âm lượng vừa đủ trong hội trường xét xử!?" - Tôi hoàn toàn nhất trí, nếu đã ngăn cấm người dưới 16 tuổi tham dự phiên tòa thì cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải điều chỉnh âm thanh phù hợp, không chỉ bởi tránh người dưới 16 tuổi tham dự phiên tòa gián tiếp mà còn tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh hội trường xét xử. Nhưng đó là nghiệp vụ tổ chức hội trường xét xử chứ không phải là khuyết điểm của hình thức xét xử lưu động.

            Một yếu tố khác dẫn đến việc người dưới 16 tuổi gián tiếp tham dự phiên tòa là do sự chủ quan thiếu quan tâm của người giám hộ, thông thường là cha mẹ của họ. Đối với những vụ án lớn trọng điểm được tổ chức dưới hình thức xét xử lưu động đều có thông báo, niêm yết lịch xét xử vụ án tại UBND xã, phường, thị trấn nơi tổ chức xét xử lưu động. Nếu cho rằng nội dung xét xử vụ án sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con mình (người dưới 16 tuổi) thì người giám hộ cần có biện pháp thích hợp để tránh việc con mình tham dự phiên tòa một cách gián tiếp.

            Thông tin vụ án trong phiên tòa có thực sự ảnh hưởng tới hành vi của người nghe?

            Như mọi người đều biết, con người có năm giác quan, Thính giác (nghe), Thị giác (nhìn), Xúc giác ( cảm giác qua da thông qua tiếp xúc, đụng chạm), Vị giác ( mùi vị), Khứu giác (mùi hương). Khi kích  thích các giác quan trên sẽ tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, từ đó quyết định ra phản ứng, suy nghĩ, hành động. Một thông tin phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục thì mới đủ sức ảnh hưởng đến nhận thức của con người.

            Đối với các vụ án trọng điểm được dư luận quan tâm thì nội dung, diễn biến của quá trình gây án không phải tới lúc phiên tòa xét xử diễn ra mới biết, mà từ hành vi phạm tội được phát hiện đã được báo chí đăng tải tràn lan, các phương tiện truyền thanh truyền hình đưa tin, các diễn đàn mạng bàn tán, thông tin trên mạng xã hội gần như liên tục cập nhập, chia sẻ, và có ai có thể khẳng định rằng các nội dung đó sẽ không bị người dưới 16 tuổi đọc được? Thậm chí khi vụ án xảy ra, người người bàn tán, nhà nhà bàn tán, đưa thêm các yếu tố ly kỳ để câu chuyện thâm phần hấp dẫn, và khi bàn tán họ sẽ loại trừ người dưới 16 tuổi? Không!

            Một phiên tòa diễn ra không phải là một vở kịch, một chương trình giải trí mà mọi thứ phải được tiến hành theo quy định của pháp luật nên nhìn chung rất là nhàm chán, chính vì vậy, nếu như bạn là người không liên quan đến vụ án thì tôi không chắc chắn rằng bạn có thể tập trung để theo dõi từng chi tiết, lắng nghe từng câu chữ khi phiên tòa xét xử diễn ra. Chính vì thế, không thể khẳng định rằng, việc lặp đi lăp lại hành vi phạm tội của bị cáo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi đang tham dự phiên tòa một cách giám tiếp.

            Đến nay, vẫn chưa thấy bất kỳ một vụ án nào được ghi nhận là do hung thủ bị ám ảnh bởi nội dung phiên tòa xét xử lưu động, nhưng bị ám ảnh bởi các bộ phim, trò chơi điện tử trực tuyến, truyện... có tính bạo lực cao thì khá nhiều, ví dụ: GAME; PHIM

            Như vậy, rất khó để chứng minh rằng các thông tin về vụ án được trình bày trong việc xét xử vụ án có thể ảnh hưởng đến người nghe mà cụ thể là người dưới 16 tuổi tham dự phiên tòa gián tiếp.

            Vậy đến đây, tôi xin dừng bài viết liên quan đến các quan điểm đề nghị hủy bỏ hình thức xét xử lưu động, mặc dù muốn trình bày thêm một số quan điểm để phản biện lại đề nghị hủy bỏ hình thức xét xử này nhưng tựu chung tôi thấy chỉ có 02 lý do này là lớn nhất nên tôi chỉ dừng lại ở đây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đọc khi trình bày quan điểm của mình về các vấn đề được nêu trong bài viết vui lòng chú ý những quy định sau:
1/ Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
2/ Không dùng những lời lẽ quá khích,trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3/ Gõ tiếng Việt có dấu.
4/ Nhận xét vi phạm sẽ bị xoá.
5/ Khuyến khích các bạn dùng địa chỉ e-mail cá nhân khi đăng nhận xét vào bài viết.
Thân ái!