Công bố thông tin của bị can có phù hợp ?

Leave a Comment

Từ câu chuyện hai bị can trong vụ án mạng 06 người ở Bình Phước, rất nhiều bình luận và ý kiến về quyền của bị can khi bị các phương tiện truyền thông, mạng xã hội thông tin rộng rãi mặc dù chưa bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn bị xem như đã có tội. Vậy, việc công bố thông tin bị can như thế có phù hợp với quy định của pháp, có phù hợp với đạo đức xã hội hay không? Tôi có một vài ý kiến như sau:

Theo tôi cho rằng “pháp luật đơn giản là những quy tắc được một cộng đồng người thống nhất hoặc theo số đông xây dựng nên để đảm bảo tính ổn định của cuộc sống”, và tôi xin nói một chút về mối liên hệ giữa pháp luật và đạo đức.

“Đạo đức là gì?” Theo Wikipedia thì “Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội” tôi cho rằng định nghĩa này chưa đầy đủ nhưng hiện tại tôi không tìm ra được một định nghĩa nào đầy đủ hơn để đưa vào bài viết. Theo định nghĩa trên trang Wikipedia thì đạo đức mang tính không gian và thời gian, nghĩa là nó phụ thuộc vào vị trí địa lý của cộng đồng người sinh sống, phụ thuộc vào giai đoạn lịch sử của cộng đồng người đó, nói khác đi đạo đức là một phạm trù không có tính ổn định và thay đổi theo thời gian, không gian.

Nói nghe qua có vẻ giống như việc pháp luật là sản phẩm mang tính cụ thể hóa từ đạo đức, theo tôi thì ít nhất về mặt lý thuyết thì đúng như vậy. Tuy nhiên, không phải quy phạm pháp luật nào cũng phù hợp về mặt đạo đức, vì đơn giản sự phát triển của xã hội bao giờ cũng đi trước các văn bản pháp luật. Do vậy, khi một cộng đồng người ban hành một “luật lệ” để điều chỉnh một quan hệ xã hội thì quan hệ đó đã “tiến hóa” theo một chiều hướng mới mà luật lệ đó đã trở nên lỗi thời để điều chỉnh, hoặc là luật lệ dự đoán trước chiều hướng phát triển của quan hệ xã hội nhưng phán đoán bị sai lệch nên khi đưa vào áp dụng thì lại trở thành rào cản và nó đi ngược lại lợi ích của cộng đồng người. Những trường hợp đó tôi không bàn tới, tôi mong các bạn suy nghĩ về vấn đề ở một xã hội hoàn hảo, ở đó có sự đồng nhất giữa đạo đức và các luật lệ được ban hành.

Tôi sẽ phân tích hành vi công bố thông tin của bị can trên phương tiện truyền thông là có phù hợp với đạo đức và pháp luật hay không trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật như tôi đã trình bày ở trên.

Hành vi giết người cướp tài sản là vi phạm nghiêm trọng đạo đức, nó xâm phạm trực tiếp đến quyền được sống của con người. Và tất nhiên, chúng ta phản ứng chống lại những hành vi đó, nhưng ai là người phải chịu trách nhiệm về những hành vi đó? Người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm, tất nhiên là vậy. Nhưng lúc nào thì chúng ta biết chắc chăn một người (hay một số người) đã thực hiện hành vi? Là khi người thực hiện hành vi bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật.

Vậy, việc công bố thông tin những người chưa bị kết án có vi phạm về mặt pháp luật (đạo đức) hay không? Cái này phụ thuộc vào thông tin được đưa ra như thế nào.

Và tôi trích đăng lại một đoạn trong bài viết “Một góc nhìn về vụ thảm sát Bình Phước” trên báo điện tử Vietnamnet: 

 “……Chẳng hạn phát ngôn “làm thay” nhiệm vụ xét xử của tòa án: Với tài liệu chứng cứ thu thập được và lời khai nhận tội của các nghi can "có đủ căn cứ khẳng định Dương và Tiến đã gây ra vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng". Có lẽ nên nói rằng: “có đủ căn cứ để cáo buộc Dương và Tiến đã gây ra vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng”.
Hoặc chẳng hạn phát ngôn: "Trong vụ án này không thể có oan sai, bởi các chứng cứ về vật chất rất rõ ràng. Đến giờ cơ bản chúng tôi đã thu được tất cả tài liệu, chứng cứ, không còn vướng mắc như các vụ án khác". Có lẽ để cẩn trọng, việc khẳng định rằng vụ án không thể có oan sai nên là một nhận định nội bộ thay vì một tuyên bố trước công chúng.
Ngoài ra, một thiếu sót nữa là một số từ dùng để chỉ hai nghi can chưa phù hợp, như "hung thủ", "chúng", "bọn chúng". Nên thay “hung thủ” bằng “nghi can”, “nghi phạm” hoặc “bị can” (sau khi khởi tố); và cũng nên thay “chúng” bằng “họ”…..”

Qua đoạn trích, các bạn có thể thấy rằng những phát ngôn, cũng như cách đưa tin của giới truyền thông đã vô tình đã làm thay thẩm quyền của Tòa án. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên việc thông tin bắt được nghi phạm sau đó truy tố vụ án hình sự một cách nhanh chóng không chỉ chứng minh khả năng phá án của cơ quan điều tra mà còn làm ổn định dư luận, tránh gây hoang mang mất ổn định trong đời sống người dân, và ngoài ra còn góp phần răn đe giáo dục phòng ngừa tội phạm chung. Chính vì vậy, theo quan điểm của tôi, thì việc công bố thông tin về quá trình giải quyết vụ án nếu không thuộc các trường hợp liên quan đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại như hiếp dâm, dâm ô… hoặc không thuộc các vụ án liên quan đến bí mật an ninh quốc gia thì cơ quan điều tra có quyền thông tin đến các cơ quan truyền thông. Bởi lẽ như vậy sẽ giúp người dân an tâm và góp phần thực hiện quyền giám sát của người dân cũng như giúp đỡ cơ quan điều tra qua việc cung cấp tin báo. 

Nhưng, việc công bố thông tin phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và trong đoạn trích tôi đề cập ở trên người viết đã phân tích khá rõ những thiếu sót mà theo tôi là mang tính nghiêm trọng về thẩm quyền và gây dư luận không tốt về một số người khi người đó chưa bị coi là có tội.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đọc khi trình bày quan điểm của mình về các vấn đề được nêu trong bài viết vui lòng chú ý những quy định sau:
1/ Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
2/ Không dùng những lời lẽ quá khích,trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3/ Gõ tiếng Việt có dấu.
4/ Nhận xét vi phạm sẽ bị xoá.
5/ Khuyến khích các bạn dùng địa chỉ e-mail cá nhân khi đăng nhận xét vào bài viết.
Thân ái!