Hoạt động của tim được điều khiển bởi não bộ thông qua
cơ chế bị động mà chúng ta không thể điều khiển được. Thần
kinh giao cảm và trung khu ức chế sẽ chi phối sự đập nhanh hay chậm của tim.
Trung khu ức chế quản lý hoạt động của thần kinh, có thể khiến tim đập chậm.
Trung khu gia tốc quản lý hoạt động của thần kinh giao cảm, có thể khiến tim
đập nhanh. Hai loại thần kinh này tác động hỗ trợ lẫn nhau, quyết định sự đập
nhanh hay chậm của tim.
Não
bộ của con người có phản ứng với bất cứ kích thích nào từ bên ngoài hay hoạt
động trong tim. Vỏ não là cơ quan quản lý cao nhất đưa ra các phản ứng đối với
các kích thích này. Khi ta ở trong trạng thái lo lắng thì võ não chỉ thị cho
trung khu gia tốc, thông qua thần kinh giao cảm làm tim đập nhanh. Nếu như ta
ngủ hoặc nghỉ ngơi thì hoạt động của cơ thể vô cùng ít, não không phải làm việc
nhiều, năng lượng cần tiêu hao cũng ít chính vì vậy tim sẽ đập chậm. Và trong
bài viết này, tôi sẽ đưa ra một số lý giải về sự loạn nhịp của tim mà chúng ta
thường không hiểu vì sao (lưu ý: tôi chỉ giới hạn ở mức độ tương tác giữa não
bộ và nhịp đập của tim, tức là yêu tố cảm xúc và một số cơ chế tự động của não
bộ, không bàn đến các nguyên nhân ảnh hưởng đến tim như lối sống, ăn uống, sử
dụng các chất kích thích có hại….)
Stephen Porges, một nhà tâm sinh lý học và là một giáo
sư của trường Đại Học IlIonois ở Chicago đã đưa ra Học Thuyết Đa Thần Kinh Phế
Vị (Polyvagal Theory) liên kết các cảm nhận vô thức (unconscious perception) về
mối đe dọa và sự an toàn với nhịp tim và khả năng điều khiển trạng thái tỉnh thức
của cơ thể. Học thuyết này cho rằng thần kinh phế vị (vagus nerve) trao đổi
thông tin giữa bộ não và tim và gây ảnh hưởng đến các phản ứng của con người đối
với các mối nguy hiểm cũng như mối quan hệ và liên kết xã hội. Học thuyết này
có thể giải thích tại sao các cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, thất vọng, hoặc
thái độ thù địch có thể gây căng thẳng cho tim, trong khi đó, các cảm xúc tích
cực, việc hít thở sâu và chậm, tập thể thao, và sự hỗ trợ của xã hội có thể làm
dịu trái tim.
Theo giáo sư Porges, các hệ thống phản xạ của cơ thể
chúng ta đối với sự nguy hiểm tồn tại theo sự phân cấp có tầng và có chức năng
bảo vệ sự sống còn. Tầng dưới cùng là hệ thống phản xạ đầu tiên, tương tự như ở
một số loài động vật, làm cho chúng ta bất động (chết đứng) và không cử động được
khi chúng ta cảm nhận được sự nguy hiểm và vì thế không có khả năng bỏ chạy.
Không biết các bạn đã từng gặp trường hợp này chưa, có nghĩa là nỗi sợ hãi vượt
quá khiến bạn không còn ý thức để đối phó. Có một câu chuyện xảy ra hồi tôi còn
ở KTX của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hồi đấy có rộ lên một phong
trào dọa ma thông qua các flash game như tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh,
chủ yếu là để thu hút sự chú ý của người chơi và trong một khoảng thời gian ấn
định mà người làm game cho rằng đủ để lấy hết sự tập trung của người chơi thì
hình ảnh kinh dị cộng với âm thanh cực lớn để hù dọa người chơi. Một hôm, anh bạn
ở phòng đối diện của chúng tôi đi qua và được bạn cùng phòng tôi mời chơi game,
anh này rất chăm chú nhìn và khi bị hù anh ta nhảy từ giường tầng xuống, phóng
như đạn bay về phòng mình (bạn sẽ hiểu về vấn đề này khi tôi đề cập đến hệ thống
phản xạ ở tầng giữa theo quan điểm của Giáo sư Porges), lần tiếp theo là tại
phòng của anh ta, bạn cùng phòng của anh ta cũng mời anh ta chơi một game khác
và cam kết sẽ không có gì xảy ra, nhưng lần này anh ta đeo tai phone (lần trước
là loa ngoài), và khi hết flash chúng tôi không thấy phản ứng gì từ anh ta,
chúng tôi đã nghĩ rằng có lẽ anh ta đã đoán trước được nên đã chuẩn bị, tuy
nhiên thật lạ lùng là âm thanh đã được vặn hết cỡ nếu như không sợ thì ít nhất
cũng phải cảm thấy điếc tai chứ!? Và sự thật là anh ta sợ đến không thể phản ứng
lại. Điều này có nghĩa là hệ thống phản xạ tầng dưới cùng đã hoạt động và lấn
át các tầng còn lại khiến anh ta mất khả năng phản ứng bằng hành động, nói khác
đi anh ta rơi vào tình trạng gọi là “tê liệt tạm thời”.
Tầng giữa là hệ thống thần kinh phế vị phức tạp hơn,
duy nhất đối với các động vật có vú. Nếu bộ não của chúng ta cảm nhận được một
mối đe dọa có thể trốn thoát được, thì thần kinh phế vị sẽ làm cho hệ thống đầu
tiên này ngưng hoạt động, và thay vào đó, kích hoạt phản xạ “đánh hay chạy” của
hệ thống thần kinh tự điều khiển. Hệ thống thần kinh giao cảm làm cho hơi thở của
chúng ta trở nên ngắn hơn, và nhịp tim đập nhanh hơn, vì thế máu được bơm nhiều
hơn đến các cánh tay và chân để chúng ta có thể đối phó trực tiếp với sự nguy
hiểm. Điều này có liên quan đến nhịp tim đập không bình thường (như trong trường
hợp đầu tiên về anh chàng ở chung KTX với tôi). Nhưng ở lần thứ hai, hệ thống
thần kinh phế vị đã không thể làm cho hệ thống đầu tiên ngưng hoạt động bởi sự ức
chế cảm xúc là quá mãnh liệt.
Ở tầng cao nhất của hệ thần kinh, khi bộ não của chúng
ta phát hiện rằng hoàn cảnh xung quanh được an toàn, thần kinh phế vị sẽ làm
ngưng lại phản ứng “đánh hay chạy” và thay vào đó, kích hoạt một hệ thống mới
được phát triển, duy nhất đối với loài người. Trong hệ thống này, phần chất xám
của thùy trước trán có thể trao đổi thông tin với các trung tâm não dưới để gửi
đi một thông điệp rằng chúng ta được an toàn và không cần phải đề phòng sự nguy
hiểm. Điều này sau đó sẽ tạo nên hệ thống quan hệ xã hội mà nó cho phép chúng
ta. theo ý nghĩa sinh lý, sẵn sàng chấp nhận tiếp xúc và trao đổi thông tin với
các cá nhân khác. Hệ thống này bao gồm các cơ trên mặt và tai trong. Nhờ thông
qua mối quan hệ xã hội mà các trẻ sơ sinh học biết cách lắng nghe và được mẹ dỗ
dành bằng giọng nói và gương mặt.
Tuy
nhiên, rãnh giới hay mức độ của mối nguy hiểm để mỗi người kích hoạt các hệt
thống phản vệ là khác nhau, cũng có lẽ vì điều này nên chúng ta mới có người
dũng cảm và kẻ hèn nhát. Không liên quan lắm nhưng thực tế theo tôi thấy thì
sống sót sau cuộc chiến chỉ có 02 người, một là kẻ hèn nhát và hai là kẻ mạnh,
thực tế thì anh hùng luôn chết (One Piece)
Tôi
đã giải thích cơ bản về học thuyết Đa thần kinh phế vị của Giáo sư Stephen Porges (các bạn có thể đọc thêm -tại đây-),
bây giờ tôi sẽ viết về sự tác động của cảm xúc đến nhịp đập của tim. Và phần
này, là quan điểm cá nhân của tôi, không dựa trên một nghiên cứu nào.
Tôi sẽ nói về yếu tố cảm xúc của con người ảnh hưởng đến
nhịp tim của chúng ta như thế nào, tại sao tim chúng ta đập nhanh khi được nắm
tay, ôm hôn người chúng ta yêu, tại sao tim chúng ta đập nhanh khi chúng ta lo
lắng….
Chắc hẳn các bạn ít nhất một lần từng phải loạn nhịp
khi ngồi gần, nắm tay hay ôm hôn người mình yêu, tại sao lại như vậy!? Bởi lẽ,
các bạn mong chờ được điều đó, và khi điều ấy xảy ra não bộ phản ứng lại nhưng
không phải theo cơ chế phản vệ đa tầng, mà não bộ của chúng ta hiểu đó là sự
vui sướng khi sự mong chờ được đáp ứng. Để có được cảm giác phấn khích, vui sướng
và nhiều cảm giác đan xen với nhau là sự phối hợp của một các hormone khác nhau
như dopamine, serotonin, estrogen, và testosterone (chúng còn được gọi bằng một
cái tên kiêu kỳ khác là “Hormone hạnh phúc”). Tôi tin rằng, khi chúng ta trúng
số thì cơ chế tương tự cũng được thực hiện (bởi chẳng ai chê tiền cả).
Tuy nhiên, có horemone mà khi trúng số có lẽ chúng ta chẳng
sinh ra được đó là testosterone và oestrogen, đây là hai loại hóc môn gây ham
muốn tình dục. Các hormone này thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu thỏa mãn về thể xác. Suốt
thời gian ham muốn, hai phần quan trọng của não trở nên hoạt động tích cực, đó
là: vùng não dưới đồi (hypothalamus) (điều khiển các nhu cầu cơ bản như đói,
khát) và hạch hạnh nhân (amygdale) (trung tâm kích thích các cảm giác). Việc sản xuất testosterone, dẫn đến sự hấp dẫn
về giới tính.
Tôi không phải là nhà văn,
nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ…. nên tôi không thần thánh hóa tình yêu lên mức vĩ đại,
cao cả, là một cái gì đó thiêng liêng. Đối với tôi, bản chất của tình yêu là xuất
phát từ như cầu tình dục nhưng tạo hóa đã cho chúng ta khả năng tư tuy và thông
qua quá trình phát triển của xã hội, chúng ta tạo ra các quy chuẩn để hoạt động
tình dục đi vào nề nếp, nói khác đi việc sinh sản không kiểm soát của con người
sẽ dẫn đến sự bùng nổ dân số và tàn phá tự nhiên, tạo nên sự phát triển không bền
vững, chính vì vậy con người đã xây dựng nên các quy chuẩn để kiểm soát việc
sinh sản. Và dưới góc nhìn của nghệ sĩ, tình yêu đã được nâng lên một tầng cao
mới, và có khi được nhiều người hiểu sai dẫn đến có quan điểm cho rằng tình yêu
thực sự phải thoát ly khởi sự ham muốn về mặc thể xác và các yếu tố khác, đó là
sự đồng điệu của hai tâm hồn…. Nếu thế thì tôi cho rằng chúng ta chỉ nên làm bạn
với nhau.
Bạn đã từng đứng trên sân khấu, bạn đã từng phải thuyết
trình trước đám đông? Và bạn chắc hẳn đã trải qua cảm giác hồi hộp, lo lắng?
Nhưng khác với cảm giác hồi hộp, tim tập nhanh khi được nắm tay, ôm hôn người
yêu, trong trường hợp này sự hồi hộp, lo lắng xảy ra khi chúng ta nghĩ về hậu
quả của việc chúng ta làm. Nghĩa là chúng ta không lo lắng về việc chúng ta phải
lên sân khấu, biểu diễn trước khán giả mà chúng ta đang lo lắng nếu như biểu diễn
không thành công thì chúng ta sẽ bị một điều gì đó không tốt như mất mặt, bị
đánh giá thấp…. trong trường hợp này các hormone gây căng thẳng gia tăng đột biến
khiến trung khu gia tốc, thông qua thần kinh giao cảm làm tim đập nhanh.
Bài
viết có sử dụng tư liệu của website Tâm lý học tội phạm và Khoahoc.tv (đây là
hai nguồn không chính thông, vì vậy các bạn không nên tin mù quáng vào các
thông tin mà tôi đưa vào bài viết, tốt nhất hãy tập luyện cho mình có một tư
duy độc lập khi tiếp nhận thông tin).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Bạn đọc khi trình bày quan điểm của mình về các vấn đề được nêu trong bài viết vui lòng chú ý những quy định sau:
1/ Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
2/ Không dùng những lời lẽ quá khích,trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3/ Gõ tiếng Việt có dấu.
4/ Nhận xét vi phạm sẽ bị xoá.
5/ Khuyến khích các bạn dùng địa chỉ e-mail cá nhân khi đăng nhận xét vào bài viết.
Thân ái!